Việc quản lý vé thủ công in bằng giấy đã tồn tại khá lâu và mang lại không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc quản lý phôi vé, cuống vé và bảo quản. Vé điện tử ra đời là một chủ trương đúng đắn giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí quản lý đồng thời tránh những sai sót trong quá trình xuất vé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề trên.
Vé điện tử được tính là hoá đơn điện tử.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
Là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có quy định rõ: Kể từ ngày 01/7/2022 tất cả các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bắt buộc phải chuyển sang vé điện tử thay cho vé giấy truyền thống.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam thông tin thời gian vừa qua có nhận được phản ánh từ các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, các hiệp hội cơ sở, các hội viên và các bến xe về việc “Tháo dỡ khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 78”.
Chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid, đại đa số các đơn vị vận tải buộc phải dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng trong suốt 02 năm 2020, 2021. Vì vậy doanh thu của các bến xe, các đơn vị kinh doanh vận tải sụt giảm. Khó khăn về kinh doanh khiến cho các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ chưa sẵn sàng trong công cuộc chuyển đổi số. Việc bán vé điện tử cũng chưa được triển khai nhiều do nhiều bến xe chưa được lắp đặt máy bán vé tự động.
Tuy vậy, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải vẫn bắt buộc phải thực hiện hủy các loại vé giấy đã phát hành để chuyển sang sử dụng vé điện tử theo hướng dẫn của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC. Như vậy, tất cả vé giấy truyền thông đã không còn giá trị sử dụng kể từ ngày 01/7/2022.
Từ ngày 01/7/2022, việc sử dụng vé xe khách giấy đã phát hành theo các quy định trước đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, đây là hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ, đồng thời sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP. Hành vi này còn có thể dẫn đến hành vi khai sai trong hồ sơ khai thuế, hành vi trốn thuế và bị cơ quan thuế, cơ quan chức năng xử phạt theo quy định.
Để việc triển khai và sử dụng vé điện tử theo đúng quy định của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP các tổ chức, cá nhân người nộp thuế và người dân nên cập nhật thông tin và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn, chứng từ.
Sử dụng vé điện tử đem lại nhiều tiện ích vượt trội hơn vé giấy như sau:
Dễ dàng quản lý: Trên vé điện tử có mã vạch để soát vé nhanh thay vì phải kiểm tra bằng mắt thường;
Tiết kiệm thời gian: Có thể lưu trữ bằng thiết bị di động và dữ liệu đám mây nên có thể nhanh chóng tra soát, kiểm tra vé;
Tránh rủi ro vé giả: Nếu gặp tình trạng vé giả thì 1 ai dùng vé giả để quét sẽ bị báo ngay vì thông tin vé giả chưa có trong hệ thống lưu trữ;
Tiết kiệm chi phí in ấn vé: Do không phải in vé ra giấy nên nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được việc in ấn vé cho khách hàng của mình.
Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về Vé điện tử trong vận tải hành khách. Hãy theo dõi VIN-HOADON để tìm hiểu và cập nhật thêm các kiến thức liên quan về Vé điện tử nhé.
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay: