Nghị định số 41 mới đây của Chính phủ đã gỡ rối cho kế toán khi thực hiện giảm thuế GTGT xuống 8% mà không cần phải lập riêng hóa đơn được giảm thuế giá trị gia tăng.
Trước đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được phép áp dụng mức thuế suất 10% giảm còn 8% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số đơn vị có phản ảnh về vướng mắc khi thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP:
“4. Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.”
Như vậy, trường hợp cùng một khách hàng sẽ phát sinh vấn đề thay vì chỉ cần lập 01 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau như 10%, 8% thì đơn vị phải chia thành 02 hóa đơn tương ứng với các loại thuế giá trị gia tăng.
Để giải quyết vướng mắc nêu trên, ngày 20/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Tải Nghị định 41/2022/NĐ-CP Tại đây
Nghị định 41/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã sửa đổi giúp việc lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, đảm bảo phù hợp với các nội dung trên hóa đơn như sau:
Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.
Như vậy, với nội dung sửa đổi tại Nghị định 41, không còn bất cứ quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải lập riêng hóa đơn được giảm thuế giá trị gia tăng theo chính sách miễn, giảm thuế của Nghị quyết 43/2022/QH15.
Ngoài ra, Nghị định 41/2022 ban hành mẫu Mẫu số 01/TB-HĐSS Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thay thế Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Nghị định 41/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.
Xem thêm tin bài: Cách Tra Cứu Mã Hàng Hóa, Dịch Vụ Thuộc Nhóm Được Giảm Thuế GTGT 8%
Xem thêm tin bài: Video Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn theo Thông tư 78/2021/TT-BTC
Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin liên quan đến nội dung Không còn phải lập riêng hóa đơn giảm thuế GTGT mà VIN-HOADON mang đến cho quý độc giả. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về lắp đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay: